Quần áo thời trang Themidside

Dead inside- Chết từ bên trong là cảm giác như thế nào?

Dead inside

Dead inside( tính từ)

Chết từ bên trong có nghĩa là bạn còn sống với thế giới nhưng thế giới bên trong bạn đã chết. Là trạng thái tinh thần trống rỗng, vô cảm xúc. Đó là thời điểm trong cuộc sống mà bạn không cho đi nữa và không có gì ảnh hưởng đến bạn. Bạn chỉ tiếp tục sống cuộc sống của mình.

Dead inside
Dead inside

Những người “chết bên trong” thường có cái nhìn trống rỗng, họ hiếm khi mỉm cười. Họ rất trung thực và thường họ không quan tâm đến cảm xúc của mọi người. Hoặc họ không nhận ra rằng những gì họ đang nói đang làm tổn thương ai đó.

Khi mọi người trải qua nhiều cú sốc tinh thần, họ có thể trở nên “dead inside”. “Chết bên trong” về cơ bản có nghĩa là khi bạn không cảm thấy bất kỳ cảm xúc tốt nào như đồng cảm, thông cảm, tình yêu, hạnh phúc, niềm vui và tất cả những điều tốt đẹp đó.

Câu chuyện của tôi

Có một quãng thời gian, tôi cảm thấy mình dường như bị dead inside- chết từ bên trong. Vâng chính là cảm giác này, cảm giác trống rỗng, vô nghĩa, không có chút cảm hứng gì mỗi ngày. Cảm giác như mỗi ngày trôi qua đều hết sức nhạt nhòa, vô nghĩa.

Tôi lướt mạng xã hội trong điên cuồng, cố gắng tìm điều gì đó để vớt vát tôi, cứu rỗi lấy trạng thái tụt dốc này. Càng tìm kiếm, tôi càng rơi vào hố đen sâu thẳm trong tuyệt vọng.

Không còn cảm xúc với bất kì thứ gì là loại cảm giác như thế nào?. Nó giống như trạnh thái tinh thần đang tách biệt với cả thế giới vậy. Bản thân trở nên tê liệt và cạn kiệt cảm xúc, và bắt đầu cảm thấy thiếu một cái gì đó bên trong. Một phần nào đó đã chết bên trong,  không còn là những gì bản thân đã từng. Bị hiểu lầm chẳng muốn biện minh, bị khiển trách chẳng mấy quan tâm, chỉ thấy một sự trống rỗng trong lòng. Về đến nhà, thoát khỏi sự ồn ào, nhưng công việc bộn bề ngoài kia. Thả mình nằm trên chiếc giường thân thuộc, ai gọi cũng không nghe, nhắn tin càng không muốn trả lời. Tắt điện thoại, không muốn bị ai làm phiền lúc này.

Ngày ngày liên tục trôi qua như vậy, với tâm trạng chẳng buồn, cũng chẳng vui. Thỉnh thoảng đi tìm những kiến thức mới mẻ, để tạo cho mình cảm giác được khám phá điều mới. Tôi vẫn chăm chăm nhìn màn hình, nhưng chẳng còn cái cảm giác hứng thú với điều mình thích nữa.

Những đau khổ, tổn thương muốn che giấu đi khiến bản thân càng tỏ ra vô tư, chả mảy may bận tâm đến vấn đề đang tồn tại. Với người khác ngày càng thờ ơ, luôn giữ một khoảng cách nhất định. Và rồi vô tình tự xây lên hàng rào bảo vệ mình lại làm tổn thương lên những người khác.

Tôi tự hỏi bản thân: Con người tích cực của ngày xưa đâu mất rồi?. Tại sao tôi chẳng còn cảm xúc gì nữa vậy?. Hay lúc đò chỉ là tôi đang tự lừa dối chính mình là mình vẫn ổn?

Càng suy nghĩ, tôi càng hoang mang, rơi vào một mớ suy nghĩ hỗn độn không lối thoát.

Chỉ muốn tận hưởng cảm giác một mình trong không gian tĩnh lặng. Mơ hồ về những ngày tháng sắp tới, chẳng lẽ cứ tiếp tục sống như một cỗ máy, làm việc theo quán tính ngày qua ngày như vậy hay sao ?. Hành trình trưởng thành của một người, chưa bao giờ là dễ…

Nhìn lại trạng thái tồi tệ lúc này, tôi thực sự chẳng muốn làm gì cả. Kể từ khi dịch bùng phát, tôi đã cảm thấy tinh thần tôi kiệt quệ từng ngày. Những giờ học và làm việc online khiến tôi mất hoàn toàn sự chủ động, không còn thái độ muốn đầu tư cho những việc này. Hàng giờ ngồi trước laptop và điện thoại khiến tôi trầm cảm, thậm chí cột sống cũng đang kêu gào tôi buông tha cho nó.

Những lúc như này, bình tâm lại một lúc. Tôi cho mình thời gian để suy nghĩ, chiêm nghiệm lại bản thân và những gì đã qua. Tôi nhận ra mình luôn thích kiểm soát mọi thứ. Mọi kế hoạch tôi đề ra trước đó đều phải hoãn lại. Và khi mọi chuyện không xảy ra như ý tôi muốn, tôi cảm thấy tinh thần của mình lại một lần nữa tuột dốc không phanh.

Như vậy, sự hoang mang có thể ập đến bất cứ khi nào, và đó là dấu hiệu để ta nhìn nhận lại chính bản thân mình. Tìm ra mình đang có vấn đề gì? Mình có mục đích sống gì ?. Điều gì mang lại cho mình cảm giác hạnh phúc? .Từ đó đi tìm lại ta của ngày nào, tìm lại lẽ sống hay niềm hạnh phúc của mình. Ngay cả khi đang trong hoàn cảnh tồi tệ nhất.

Dù là bất cứ lí do gì, đừng để cho cái chết trong tâm khiến ta chết hẳn.

“Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời.”
_Nguyễn Trọng Tạo_

Chết khi vẫn còn thở, sống lãnh cảm, thờ ơ với tha nhân. Những nốt lặng trong cuộc sống chỉ là thử thách, để ta trưởng thành hơn, vững tâm hơn.

Tôi tin rằng chúng ta đang ở đâu trong thời đại ngày nay, rất nhiều người đang chọn dead inside- cái chết bên trong. Bởi vì lòng tốt hầu như không tồn tại. Và nỗi sợ hãi tìm kiếm sự giúp đỡ rồi bị từ chối, đánh giá khiến họ im lặng. Đừng im lặng về nỗi đau của bạn. Đừng chết trước khi bạn chết.

Lời khuyên

Tôi có lời khuyên cho những bạn đang rơi vào tình trạng này. Hãy hòa mình vào những gì bạn thích và lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực. Khi đối mặt với nghịch cảnh, đừng đi đến chỗ tiêu cực. Hãy xem nó như một kinh nghiệm học tập và tiếp tục với một thái độ tích cực.

Thứ nhất, dừng suy nghĩ quá nhiều về cuộc sống. Con người có xu hướng làm cho mọi thứ trở nên phức tạp và phức tạp hơn.

Thứ hai, đơn giản hóa. Tìm niềm vui và sự thích thú trong những điều nhỏ nhặt. Đánh giá cao các cơ hội mỗi ngày mang đến cho bạn. Đúng vậy, những vấn đề được xem là thách thức và cơ hội sẽ đến.

Thứ 3, chữa lành trái tim với nghệ thuật. Đừng nghiêm túc như vậy mọi lúc. Điều gì làm cho trái tim bạn trở nên mềm mại và ấm áp hơn ?. Âm nhạc có thể là một chất dưỡng và chữa bệnh tuyệt vời. Hãy tìm kiếm niềm vui chứ không phải hạnh phúc nông cạn nhanh chóng tàn lụi.

 

Pannie

Xin chào, mình là Pannie- Người sáng tạo nội dung thời trang và làm đẹp.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *